Thiết Kế Hồ Cá Cát Tường Tại Quận 10

| Hồ cá hải sản cát tường

More Stories

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Làm bể cá koi đẹp trong nhà cần tránh những điều gì?

by

Bể cá koi đẹp trong nhà thì ai mà chẳng thích phải không nào? Có điều để làm một hồ cá đẹp toàn diện là việc chẳng dễ dàng. Dưới đây là những vấn đề thường gặp khi làm bể cá koi. Hãy tránh những sai lầm này để đảm bảo hồ cá nhà bạn vừa đẹp vừa đạt chuẩn nhé!

Tránh làm bể cá koi không tương thích với không gian nhà

Hồ cá koi sân vườn đẹp thì đẹp thật đấy! Có điều kích cỡ của nó thường lớn, bố cục lại phức tạp nên chẳng thể mang hết vào nhà. Do vậy khi làm hồ cá koi trong nhà cần tính toán kỹ từ kích thước đến cách trang trí… Từ đó chọn được mẫu hồ đẹp và “đồng điệu” với không gian nhà.

Bể cá koi đẹp trong nhà nên cân nhắc đến vị trí lắp đặt

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ “hồ cá koi hợp phong thủy” rồi. Khi nuôi cá koi, gia chủ hy vọng sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình. Vậy nên khi thiết kế hồ cá koi, ngoài việc chọn cá và xem bảng giá hồ… Các bạn nên cân nhắc chọn vị trí hợp phong thủy nhất.

Làm bể cá koi đẹp trong nhà cần tránh những điều gì?

Theo tìm hiểu, thông thường làm hồ cá koi sân vườn nên chọn phía trước ngôi nhà. Nếu vị trí này không thuận lợi thì có thể đặt ở 2 bên ngôi nhà cách chừng 10 – 30 m. Trường hợp lắp đặt hồ cá koi trong nhà thì đẹp nhất là đặt hồ ở phòng khách. Một vài ý tưởng khác cũng thú vị không kém là đặt hồ ở trước sảnh hoặc ngoài ban công.

Ngoài ra, khi làm hồ cá koi Nhật Bản nên lắp đặt ở hướng Đông Nam. Theo phong thủy, đây là hướng giúp gia chủ gia tăng tài lộc và thịnh vượng. Hoặc nếu muốn cầu mong sức khỏe thì hãy đặt hồ hướng Đông. Và nếu muốn bổ trợ cho sự nghiệp thì hãy đặt hồ ở hướng Bắc.

Cân nhắc đến giá hồ cá koi trong nhà

Tất nhiên rồi! Để sở hữu hồ cá koi như ý thì chắc chắn phải chi một khoản không nhỏ. Từ khâu thiết kế đến việc chọn vật liệu, phụ kiện… Tóm lại là bước nào cũng tốn tiền cả. Hồ càng rộng, trang trí càng cầu kỳ thì chi phí càng lớn.

Làm bể cá koi đẹp trong nhà cần tránh những điều gì?

Chính vì thế khi thi công bể cá koi đẹp trong nhà, bạn phải dự tính sẽ tốn bao nhiêu. Liệu rằng có hợp với tình hình tài chính của bạn không? Có như vậy mới không lãng phí tiền vô ích.

Trên đây là một vài lưu ý bạn cần biết khi quyết định làm hồ cá koi trong nhà. Về cơ bản, những thông tin này mang tính tham khảo là chủ yếu. Bởi lẽ khi bắt tay vào việc thi công hồ, bạn sẽ đối mặt với nhiều vấn đề khác nữa. Thế nên thay vì tự làm hồ, hãy chọn cửa hàng làm hồ cá koi chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn cân đối tất cả các khoản chi tiêu. Đồng thời chọn ra mẫu hồ đẹp, đúng chuẩn với giá thành rẻ nhất.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Tác dụng của đèn UV trong hồ cá thủy sinh là gì?

by

 Hồ cá thủy sinh lắp đèn UV có thật sự cần thiết? Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn cặn kẽ vấn đề trên. Tham khảo ngay nhé!

Khi làm hồ thủy sinh, chắc chắn bạn sẽ được cửa hàng hồ cá tư vấn lắp đặt đèn UV. Đây là một thiết bị “ngốn điện” nên sẽ “ngốn tiền” của bạn không ít. Chính vì lẽ đó nhiều người tỏ ra nghi ngại liệu rằng lắp đèn UV có cần thiết hay không?

Vậy công dụng của đèn UV trong bể thủy sinh là gì? Cần chú ý điều gì khi sử dụng thiết bị này? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Tác dụng của đèn UV trong hồ cá thủy sinh là gì?

Tác dụng của đèn UV là gì?

Đầu tiên, trước khi nói về tác dụng thì chúng ta sẽ điểm qua thông tin về tia UV trước. Theo đó, tia UV vốn là tia cực tím có nguồn gốc từ mặt trời. Có điều khi lắp đặt hồ cá cảnh người ta sẽ dùng tia UV nhân tạo. Cụ thể hơn, tia UV nhân tạo được tạo ra từ bóng đèn thủy ngân.

Đây là tia sáng độc hại có tác dụng diệt tảo, các loại ký sinh, nấm, vi trùng… Do vậy, thi công hồ thủy sinh phải do người có chuyên môn làm. Như thế mới đảm bảo an toàn cho người dùng và các sinh vật trong hồ thủy sinh.

Lắp đèn UV hồ cá thủy sinh có thật sự cần thiết?

Hiện nay, đa phần các hồ nuôi cá thủy sinh thường có cá dọn bể. Không ít người cho rằng chỉ cần có cá dọn bể là đã đủ để làm sạch hồ cá rồi. Vậy thì đâu cần phải lắp đèn UV cho phức tạp và tốn kém. Suy nghĩ này liệu có đúng không nhỉ?

Thực ra, dù chú cá dọn bể vô cùng chăm chỉ cũng không thể dọn sạch hồ 100%. Thông thường cá dọn bể chỉ có khả năng dọn một vài cặn bẩn do thức ăn thừa để lại. Trong khi đó đèn UV có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn tồn tại trong hồ cá. Thế nên đừng “lăn tăn” nữa. Lắp đèn UV là cách tốt nhất để đảm bảo hồ thủy sinh luôn an toàn.

Đặc biệt, lắp đèn UV còn giúp tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cá. Lúc này sẽ chẳng có một loại vi khuẩn nào đe dọa đến hồ cá của bạn nữa. Cũng giống như các thiết bị khác, đèn UV cũng có ưu và nhược điểm. Dù vậy nếu biết cách trung hòa sẽ rất tốt cho hồ cá của bạn. Từ đó giúp hồ thủy sinh đẹp và sử dụng lâu dài hơn.

Tác dụng của đèn UV trong hồ cá thủy sinh là gì?

Một vài lưu ý khi dùng thiết bị đèn UV cho hồ cá

- Thứ nhất, tia UV có thể ảnh hưởng đến một số hợp chất hóa học trong nước. Nếu bạn đang dùng thuốc cho hồ thủy sinh thì nên thận trọng.

- Thứ hai, các bạn nên cân nhắc thời gian dùng đèn UV cho hồ cá. Tốt nhất là bật đèn vào buổi sáng và tắt đèn vào buổi tối sớm. Tất nhiên, bạn nên sử dụng bộ hẹn giờ để cài đặt lịch trình này.

- Thứ ba, nên kiểm tra đèn UV thường xuyên và thay đèn sau một năm hoặc sớm hơn. Cũng giống nhiều thiết bị khác, đèn UV sẽ giảm cường độ và hiệu quả sau một thời gian dùng. Việc thay mới sẽ giúp đảm bảo đèn hoạt động đúng công suất và tính năng của nó.

Trên đây là một số những thông tin về đèn UV hồ cá thủy sinh. Cát Tường tin rằng những nội dung này sẽ rất hữu ích với những ai có thú chơi hồ cảnh. Nếu vẫn còn điều gì chưa rõ hoặc muốn tư vấn về các loại hồ thủy sinh – Hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Lý do nên sử dụng máy làm lạnh nước cho hồ cá cảnh biển

by

Hồ cá cảnh biển khi thi công nên lắp đặt thiết bị làm lạnh nước. Vậy công dụng của thiết bị này là gì? Có nhất thiết phải lắp hay không?  Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn vấn đề này nhé!

Công dụng của máy làm lạnh là gì?

Máy làm lạnh là thiết bị giúp giữ nhiệt độ hồ cá cảnh luôn ổn định. Nhờ đó, các loài cá cảnh, san hô, các loại cây thủy sinh… Ít bị tác động xấu từ môi trường do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Hơn thế nữa, người dùng có thể dùng máy làm lạnh để tạo sự dao động nhiệt độ hàng năm. Việc này có thể giúp khởi động thời kỳ đẻ trứng của cá.
Lý do nên sử dụng máy làm lạnh nước cho hồ cá cảnh biển

Vì sao máy bị làm lạnh thường dùng cho hồ cá biển hơn cá nước ngọt?

Thứ nhất, nguyên nhân này liên quan đến lượng oxy hòa tan trong nước hồ. Theo nghiên cứu, bể cá biển thường có khả năng giữ lượng oxy hòa tan ít hơn hồ nước ngọt. Do đó khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ hồ cá biển nóng lên thì lượng oxy này bị giảm. Việc này khiến môi trường sống của cá bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thứ hai, thiết kế hồ cá cảnh biển thường có nuôi trồng san hô. Nhiệt độ lý tưởng cho san hô không quá 29 độ C. Tất nhiên, ngưỡng nhiệt này còn tùy vào đặc tính tự nhiên của các loài san hô. Vậy nên khi lắp máy làm lạnh sẽ giúp hồ cá duy trì nhiệt độ ổn định. Thêm nữa, các bạn nên chọn san hô và cá biển có ngưỡng nhiệt tương tự để nuôi chung nhé!
Thứ ba, hồ cá biển cần thiết bị tạo nhiệt hơn hồ nước ngọt vì có bộ lọc mạnh hơn. Thêm nữa, để san hô sinh trưởng tốt thì các bạn nên thiết lập hệ thống ánh sáng mạnh.
Lý do nên sử dụng máy làm lạnh nước cho hồ cá cảnh biển

Những lưu ý khi chọn mua máy làm lạnh cho hồ cá cảnh biển

Máy làm lạnh rất quan trọng khi thi công hồ cá biển. Thế nên việc chọn mua máy cần cẩn trọng và chú ý nhiều điều.
- Nên chọn các sản phẩm có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Như vậy sẽ đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, sử dụng lâu dài và tránh lãnh phí.
- Xem xét và so sánh giá cả của các loại máy làm lạnh trên thị trường. Hiện nay, thiết bị làm lạnh khá đa dạng về thương hiệu, mẫu mã, giá thành… Khi mua, các bạn nên mua hàng chính hãng, có xuất xứ rõ ràng, thời gian bảo hành dài. Đừng vì tiếc tiền, mua “máy dỏm” rẻ tiền. Những thiết bị như vậy vừa không dùng được vừa gây hại cho hồ cá và cho chính bạn.
Trên đây là một số thông tin về máy làm lạnh cho hồ cá cảnh. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để setup hồ cá biển đúng chuẩn. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, hoặc cần tư vấn về lắp đặt hồ cá biển… Hãy liên hệ với hotline để được chúng tôi tư vấn cụ thể hơn nhé!

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Cá bút chì – Loài cá ăn rêu và “dọn” hồ thủy sinh hiệu quả

by

Hồ thủy sinh nuôi cá gì ăn rêu nhỉ? Nếu đã nghe đến cái tên “Cá bút chì” thì chắc bạn sẽ chẳng thắc mắc điều này nữa đâu. Cá bút chì không chỉ giúp bể thủy sinh sinh động mà còn giúp vệ sinh rêu nhỏ trong nước.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loài cá này nhé!
Cá bút chì – Loài cá ăn rêu và “dọn” hồ thủy sinh hiệu quả

Thông tin về cá bút chì

Cá bút chì có tên khoa học là Crossocheilus Oblongus và tên thông thường là Siamen Eater Algae. Theo tìm hiểu, loài cá thủy sinh này có nguồn gốc từ Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia. Ở Việt Nam, nó thường gọi nó với cái tên là cá bút chì hoặc cá bút chì Thái.
Một thông tin khá thú vị là cá bút chì có thể dài đến 15 cm. Thường thì cá bút chì có hai màu trắng và đen. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ pha thêm những màu khác. So với những sinh vật thủy sinh khác, cá bút chì thuộc dạng “dễ nuôi”. Chúng ăn được hầu hết các loại thức ăn tươi và khô. Tất nhiên, thức ăn “khoái khẩu” của chúng chính là các loại rong rêu. Do vậy, hồ cá thủy sinh nên nuôi cá bút chì. Chúng ăn rong rêu gây hại và giữ nước hồ sạch hơn.

Đặc điểm riêng của cá bút chì

Ngoại trừ việc là cá ăn rêu thì cá bút chì còn giúp hồ thủy sinh đẹp hơn. Hình dáng cá bút chì thon dài, khi trưởng thành dài khoảng 12 cm – 15 cm. Trên thân cá có một sọc đen kéo dài từ thân đến hết đuôi, phần đầu cá hơi nhọn.
Cá bút chì – Loài cá ăn rêu và “dọn” hồ thủy sinh hiệu quả
Giống cá này có đặc tính khá hiền, thường bơi lội theo đàn. Vậy nên bạn có thể nuôi nhiều cá bút chì trong hồ và xem nó như cá dọn bể thủy sinh. Nhìn chung, cách nuôi cá bút chì rất dễ, bạn chỉ cần lưu ý một vài điểm sau:
- Nhiệt độ nước lý tưởng để cá chì sinh trưởng và phát triển là 24 – 28 độ C.
- Độ pH trong nước tốt nhất từ 6.5 – 7.
- Nếu muốn nuôi cả đàn cá bút chì thì nhất định phải lắp đặt hồ thủy sinh kích thước lớn. Như vậy khi cá bút chì trưởng thành có thể tự do bơi lượn mà không bị hạn chế không gian.
- Cá bút chì không “kén chọn” thức ăn. Trong đó, thức ăn chủ yếu là rêu tảo trong hồ. Ki nuôi cá bút chì, các bạn nên chú ý đến lượng thức ăn của chúng. Trường hợp hết hoặc ít rêu tảo thì chúng sẽ ăn các bầu cây thủy sinh trong hồ. Do vậy hãy bổ sung thêm thức ăn cho chúng nhé!

Trên đây là một vài thông tin về cá bút chì – Loài cá giúp vệ sinh hồ thủy sinh hiệu quả. Hãy nuôi cá đúng kỹ thuật để cá luôn khỏe mạnh, chăm chỉ “dọn” vệ sinh…Và giúp cho hồ thủy sinh nhà bạn luôn sạch đẹp. 

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Cách ghép đá Tiger để tạo bố cục hồ cá thủy sinh ấn tượng

by
Hồ cá thủy sinh có bố cục đá Tiger chắc hẳn quen thuộc với nhiều người. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về đá Tiger, cách ghép đá Tiger trong bể thủy sinh. Nếu bạn đang muốn dùng đá Tiger làm hồ cá cảnh thì những thông tin này rất hữu ích đấy!

Tìm hiểu về đá Tiger

Đá Tiger là loại đá được nhập khẩu từ Trung Quốc. Vậy nên dùng đá Tiger bố cục hồ thủy sinh thì chi phí sẽ cao hơn các loại đá khác.
Ở Việt Nam, giá đá Tiger khá cao, có thể gấp 4 – 5 lần so với những loại khác. Tuy nhiên, nó vẫn được xem là lựa chọn hàng đầu khi làm hồ thủy sinh cá cảnh. Tin rằng nếu được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đá trong các mẫu hồ cá cảnh… Bạn sẽ kinh ngạc vì vẻ đẹp của nó. Dù rằng giá hồ thủy sinh đá Tiger không rẻ nhưng xứng đáng vô cùng.
Cách ghép đá Tiger để tạo bố cục hồ cá thủy sinh ấn tượng

Cách ghép đá Tiger để tạo bố cục hồ cá thủy sinh

Khi làm hồ thủy sinh, các khối đá Tiger sẽ được nối với nhau bằng dây rút nhựa. Cách làm này vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho môi trường thủy sinh. Nhiều người thắc mắc sao không dùng keo dính cho nhanh? Thì nguyên nhân là vì keo có thành phần rất phức tạp. Nhiều khả năng các loại keo này sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường nước hồ.
Để nối cá tảng đá Tiger bằng dây nối thì trước đó các bạn phải khoan lỗ. Bạn hãy ướm thử các tảng đá lại với nhau, tạo hình trước. Tiếp đến chọn vị trí khoan sao cho giấu được dây nối. Việc này rất quan trọng khi setup bể thủy sinh đá Tiger. Mỗi viên đá, mỗi nhánh lũa đều có hình dáng độc nhất vô nhị. Hãy ghép đá sao cho “kín đáo” và giữ được vẻ đẹp nguyên thủy của chúng.
Sau khi đã ghép đá Tiger trong hồ cá thủy sinh, các bạn hãy cắt các phần dây nối thừa. Cuối cùng, hãy trồng thêm một ít cây thủy sinh. Các loại cây này phát triển tốt sẽ giúp bạn che hết những phần dây nối còn lộ bên ngoài.
Cách ghép đá Tiger để tạo bố cục hồ cá thủy sinh ấn tượng

Một vài nhược điểm khi ghép đá Tiger bằng dây rút nhựa

Dây rút nhựa là cách được nhiều người dùng để ghép đá Tiger. Tuy nhiên, các này cũng tồn tại một số nhược điểm. Như là:
- Dây rút nhựa không chịu nổi tải trọng quá lớn của các viên đá. Sau một thời gian, đá Tiger sẽ bị xê dịch, thậm chí là bị đứt. Việc này sẽ khiến bố cục hồ bị xáo trộn nghiêm trọng, không còn giữ được thiết kế ban đầu.
- Cách làm hồ thủy sinh đáTiger tạo dáng những mỏm núi vươn dài cần ghép 2 – 3 viên đá. Nếu dùng dây rút sẽ phải ghép nhiều dây. Đặc biệt, nếu bạn khoan lỗ sát mép đá thì đá Tiger dễ nứt vỡ. Tóm lại, đây là kỹ thuật khó và không phải ai cũng làm được.
Trên đây là một vài thông tin về đá Tiger. Hiện nay, bể cá thủy sinh đá Tiger được nhiều người yêu thích và chọn lắp đặt. Nếu bạn muốn lắp đặt mẫu hồ này thì hãy tìm nơi làm hồ cá cảnh chuyên nghiệp. Chắc chắn họ sẽ có nhiều mẫu để bạn lựa chọn. Đồng thời có dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Tác động của ánh sáng đến màu sắc san hô trong hồ cá nước mặn

by
Hồ cá nước mặn thường sử dụng san hô để trang trí. Thế nhưng bạn có biết màu sắc của san hô có thể thay đổi vì nhiều yếu tố. Trong đó ánh sáng được xem là yếu tố cơ bản giúp “biến màu” san hô độc đáo.
Để hiểu hơn về hồ cá biển, về mối quan hệ giữa ánh sáng và san hô... Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài thông tin thú vị trong bài viết này nhé!

Ánh sáng ảnh hưởng đến san hô như thế nào?

Theo nghiên cứu, san hô phản ứng với ánh sáng bằng cách điều chỉnh số lượng tế bào quang học. Dễ hiểu hơn, khi ánh sáng chiếu vào san hô; chúng sẽ cân bằng số lượng các tế bào và sắc tố sao cho phù hợp với nhu cầu của chúng. Điều này khiến màu sắc của san hô dần thay đổi.
Nhìn chung, có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc san hô. Đó là: cường độ ánh sáng, phổ ánh sáng và tia UV.
Tác động của ánh sáng đến màu sắc san hô trong hồ cá nước mặn

Cường độ ánh sáng trong hồ cá nước mặn

Trong bể cá nước mặn, mỗi loại san hô sẽ thích ứng với những cường độ ánh sáng khác nhau. Chẳng hạn: một số loại san hô phát quang vì trên thân có tế bào nhạy cảm với ánh sáng. Tế bào đó được gọi là Zooxanthellae – Đó là tế bào có chứa chất diệp lục và các dưỡng chất cung cấp dưỡng chất cho san hô. San hô sẽ chủ động kiểm soát số lượng Zooxanthellae và chất diệp lục trong tế bào.
Trường hợp cường độ ánh sáng mạnh thì có khả năng một số tế bào Zooxanthellae bị “trục xuất”. Hoặc có khi chất diệp lục trong tế bào sẽ bị giảm đi rất nhiều. Điều này có khả năng sẽ gây hại đến san hô. Ngược lại, nếu cường độ ánh sáng thấp thì tế bào Zooxanthellae sẽ không thể sản xuất đủ dưỡng chất. Lúc này lượng chất diệp lục trong tế bào sẽ tăng để hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn.
Từ hai trường hợp trên, dù cường độ ánh sáng mạnh hay yếu đều làm san hô biến đổi màu. Vậy nên khi chọn san hô cho hồ cá nước mặn, hồ nuôi cá biển… Các bạn nên tham khảo các thông tin về ánh sáng để điều chỉnh cho phù hợp.

San hô đổi màu do phổ ánh sáng

Bên cạnh yếu tố cường độ ánh sáng hồ cá nước mặn – Yếu tố phổ ánh sáng để chiếu bể cá cũng làm đổi màu các loại san hô. Thiết bị chiếu sáng gắn đèn quang phổ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng màu sắc san hô. Thường thì mỗi người chơi sẽ có cách kết hợp ánh sáng khác nhau. Ví dụ: bóng đèn phổ 50% ánh sáng trắng và 50% còn lại là màu xanh, màu tím… Lúc này hiệu ứng màu sắc san hô sẽ thay đổi dựa theo các kết hợp ánh sáng bạn chọn.
Tác động của ánh sáng đến màu sắc san hô trong hồ cá nước mặn

Thay đổi màu sắc san hô hồ cá nước mặn theo tia UV

Cả hai tia UVA và UVB đều có thể hủy hoại DNA và RNA của san hô. Nhiều loại san hô đã học cách thích nghi để giảm tác hại của tia UV. Những loại san hô này thường có màu xanh, tím, hồng…
Nhìn chung việc thay đổi màu sắc san hô trong bể cá nước mặn không gây nguy hại gì cả. Có điều, nó vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của hồ. Do vậy, tìm hiểu những thông tin về san hô và cách chăm sóc hồ cá biển san hô… Giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chơi hồ cá cảnh và sở hữu hồ cá theo ý thích.


3 loài cá cảnh hiền lành có thể nuôi chung trong bể thủy sinh

by

Bể thủy sinh đâu phải chỉ có mỗi cây cảnh, rong rêu, đá, lũa… Để hồ sinh động hơn thì các bạn cần nuôi thêm một vài loại cá cảnh nữa. Có điều việc này nói dễ hơn làm. Chưa bàn đến việc chăm sóc, cho ăn… Chỉ riêng việc chọn nuôi loại cá nào cũng khiến không ít người đau đầu rồi.
Nếu đây là vấn đề khiến bạn lo lắng thì nhất định đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Trong topic này, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 loại cá cảnh hiền lành dễ nuôi. Tuyệt vời hơn là chúng có thể kết hợp nuôi chung với nhiều loài cá khác trong hồ thủy sinh
3 loài cá cảnh hiền lành có thể nuôi chung trong bể thủy sinh

Cá chuột gấu trúc

Loài cá này có tên khoa học là Corydoras Panda. Đây là dòng cá cảnh vừa đẹp vừa có tác dụng dọn bể. Do vậy rất nhiều người chơi bể cá thủy sinh chọn nuôi loại cá này.
Theo tìm hiểu, cá chuột gấu trúc có nhiều ở những con sông lớn tại Trung và Nam Mỹ. Kích thước của cá nhỏ, thân cá có hai màu vàng và đen. Phần mắt có hai vệt đen, phần khấu đuôi và trên vây lưng cũng có màu đen. Có lẽ, màu sắc có nhiều điểm tương đồng với gấu trúc nên nó được gọi là cá chuột gấu trúc.
Ngoài việc có vẻ ngoài đẹp mắt, loài cá này còn ăn tạp nên rất dễ nuôi. Cá chuột gấu trúc ăn được hầu hết các loại thức ăn có mặt trên thị trường hiện nay. Do vậy, thức ăn của chúng rất dễ tìm.

Cá tam giác

Nuôi cá để hồ thủy sinh đẹp hơn, sao có thể bỏ qua cá tam giác chứ! Loại cá này có tên khoa học Trigonostigma Heteromorphai. Cá tam giác sống theo đàn, tính hiền lành và rất dễ nuôi.
Khi trưởng thành, cá tam giác chỉ dài khoảng 5cm, sống chủ yếu ở tầng nước giữa và mặt. Lưu ý là loài cá này rất “tăng động” nên khi làm hồ thủy sinh hãy lắp thêm nắp đậy. Trong một bể cá, các bạn có thể chọn nuôi từ 10 chú cá tam giác trở lên. Bố cục hồ nên có nhiều cây thủy sinh hoặc giá thể để tạo bóng râm cho cá trú ẩn.
3 loài cá cảnh hiền lành có thể nuôi chung trong bể thủy sinh

Cá sóc đầu đỏ

Loại cá này có đặc tính là bơi cực nhanh, thoăn thoắt như một chú sóc tinh nghịch vậy! Trên đầu có một chỏm đỏ nên nó có tên là cá sóc đầu đỏ.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại cá sóc đầu đỏ: cá lớn chừng 2,5cm, cá bé chừng 2cm. Giống cá này sống theo bầy đàn, ăn tạp, dễ nuôi nên được người chơi thủy sinh yêu thích. Khi thả cá sóc đầu đỏ và bể thủy sinh cá cảnh, nên thả từ 6 con trở lên. Với màu sắc bắt mắt, thân thiện, “vui tính”…. Chắc chắn cá sóc đầu đỏ sẽ giúp hồ cá thủy sinh của bạn sinh động hơn nhiều.
Trên đây là một số loại cá cảnh có thể nuôi chung trong hồ thủy sinh. Nhờ đặc tính sống theo đàn, dễ nuôi, ăn tạp, có thể xử lý rêu tảo trong hồ… Các loài cá này ngày càng được nhiều người chọn nuôi. Nếu bạn muốn hồ đẹp và ít tốn công chăm sóc hồ thủy sinh - Hãy ưu tiên chọn nuôi những loài cá này nhé!


| Thi công hồ cá hải sản